Màn hình LED là cấu kiện phức tạp nên cần phải có nhiều kinh nghiệm và kĩ năng để có thể vận hành và sửa chữa hiệu quả. Bài viết sau đây Vega sẽ chia sẻ những điều cần biết về việc sửa chữa màn hình LED.

4a


Tại sao lại cần sửa chữa màn hình LED

Màn hình LED là cấu kiện điện tử phức tạp, nó được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau ghép thành. Do đó việc thường xuyên bảo trì và khắc phục sự cố là việc làm cần thiết để giúp toàn bộ màn hình luôn hoạt động an toàn và ổn đinh.
Màn hình LED rất đắt đỏ:
Chính vì giá trị cao nên khi hỏng hóc việc thay thế mới là rất khó khăn, việc sửa chữa là bắt buộc cũng như đem lại lợi ích kinh tế tốt nhất.
Điều kiện sử dụng: ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều sự kiện sử dụng màn hình led p3 trong nhà và ngoài trời. Nhưng ở Việt Nam với đặc thù là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều… nên các linh kiện rất dễ bị oxy hoá hoặc bị chập cháy nếu không được kiểm tra thường xuyên.

Sửa chữa màn hình LED có khó không?

Theo kinh nghiệm của Vega thì việc sửa chữa màn LED không quá khó nhưng cần 2 yếu tố.
Tay nghề của kĩ thuật viên:
Kĩ thuật viên sửa chữa màn LED cần có kinh nghiệm và tay nghề cao, nếu không sẽ rất dễ gây những sự cố không đáng có ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng hiển thị của màn hình.
Linh kiện thay thế:
Luôn luôn cần phải dự phòng linh kiện thay thế phù hợp trước khi sửa chữa hoặc bảo dưỡng màn hình LED. Đặc biệt là bóng LED ( LED pixel ) đây là linh kiện khó tìm và khó thay thế nhất.

Kinh nghiệm thực tế khi sửa chữa màn LED

Xác định nguyên nhân sự cố


Đây là việc tối quan trọng trước khi tiến hành sửa chữa bất kì linh kiện điện từ nào.
Cần phân rõ thành các yếu tố:
Nguồn điện đầu vào: bao gồm hệ thống dây cấp, attomat, tủ điện ở trước Cabinet.
Đây thường là nguồn điện 3 phase nên cần xem điện áp của từng phase và các phase có cân với nhau không ( nếu không cân phải điều chỉnh để tránh quá dòng hoặc nhảy attomat ).
Nguồn điện của màn hình: là nguồn cấp cho cabinet hoặc module led. Nguồn điện này được biến áp thành 24V nên cần phải đo một cách cẩn thận để xem có bộ phận nào bị quá dòng hoặc không đủ nguồn cấp cho tấm LED.
Tín hiệu đầu vào của màn hình:
Bao gồm tín hiệu từ Processor đến card phát. Hệ thống này có đèn báo, nếu có sự cố ở các dây tín hiệu hoặc nguồn cấp tín hiệu đèn sẽ không sáng và kĩ thuật viên cần nhận biết được để khắc phục sự cố.
Tín hiệu đầu ra của màn hình:
Là tín hiệu từ card phát đến card nhận quản lý từng Module LED.
Dây cable tín hiệu ethernet
Hỏng về khả năng hiển thị:
+ Pixel chết
+ Pixel không thể hiển thị và thay đổi màu sắc
+ Một dải điểm ảnh bị mất màu – thường là lỗi do IC quản lý màu và IC nguồn của Module
+ Module LED bị nháy sáng liên tục hoặc bị mờ hẳn so với các tấm xung quoanh – nguyên nhân có thể do chân tiếp xúc giữa module và bảng mạch cabin ( card hấp ) có vấn đề.
+ Module LED không hiển thì: có thể do mất tín hiệu hoặc IC quản lý nguồn của Module bị lỗi. Dựa trên các kinh nghiệm trên đây hy vọng Vega sẽ giúp các bạn có thể hình dung về các lỗi màn hình LED và qua đó tìm cách khắc phục và vận hành màn hình LED p3 trong nhà và ngoài trời của mình một cách tốt nhất.
Nếu bạn cần tìm đơn vị sửa chữa và bán màn hình LED ngoài trời và trong nhà chuyên nghiệp và chất lượng, hãy liên hệ Vega. Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho bạn những giải pháp hoàn hảo nhất. Xem thêm:
Tại sao màn hình LED phổ biến
Sự khác biệt giữa màn hình led P4 và P3
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần truyền thông VEGA
Địa chỉ: M2 số 20/30 Nguyễn Thị Định, khu đô thị Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Liên hệ: phòng kinh doanh và dịch vụ khách hàng 0984 955 088